Tình trạng sản phẩm
Sẵn hàng
SẢN PHẨM ĐANG SẴN HÀNG TẠI
Đồng hồ dành cho:
Nam
Thương hiệu:
Calvin Klein
Mã sản phẩm:
K9H216C6
Bộ sưu tập:
Calvin Klein Established
Xuất xứ thương hiệu:
Hoa Kỳ
Nơi lắp ráp:
Swiss Made/Thụy Sĩ
Dòng sản phẩm:
Classic (Phong cách Lịch lãm)
Bộ máy:
Quartz (Máy sử dụng Pin)
Đường kính vỏ (Size):
43.00 mm
Độ dày vỏ:
11.80 mm
Chất liệu vỏ:
Thép không gỉ/Mạ màu PVD
Chất liệu dây:
Da cao cấp
Chất liệu kính:
Mineral Glass/Kính khoáng
Độ chịu áp suất nước:
3 bar (30 metres / 100 feet)
Bảo hành chính hãng:
2 năm
Với tâm huyết cung cấp tới Khách hàng dịch vụ tốt nhất và bằng mọi khả năng có thể, hệ thống Shop ĐỒNG HỒ TỐT luôn cố gắng thực hiện các chính sách hỗ trợ đảm bảo quyền lợi tới Khách hàng dài lâu. Dưới đây là chương trình hậu mãi miễn phí tri ân gửi tới Quý khách hàng đã quan tâm và ủng hộ chúng tôi trong suốt những năm qua.
+ Trong thời gian 06 tháng kể từ ngày mua nếu dây da nguyên bản chính hãng kèm theo đồng hồ bị hỏng, chúng tôi sẽ gửi tặng 01 bộ dây da mới nhãn hiệu ROCHET trị giá 500.000đ (không áp dụng với đồng hồ giảm giá đặc biệt).
+ Đồng hồ Automatic (đồng hồ máy cơ tự động) được miễn phí lau dầu, bảo dưỡng trọn đời và không hạn chế số lần.
+ Đồng hồ Quartz (đồng hồ máy sử dụng Pin) được miễn phí thay Pin trọn đời và không hạn chế số lần (không áp dụng với đồng hồ sử dụng Pin năng lượng, Pin Eco-Drive).
+ Miễn phí vệ sinh vỏ đồng hồ, dây đeo đồng hồ (dây kim loại) trọn đời và không hạn chế số lần.
+ Giảm 10% phí linh kiện thay thế.
+ Miễn phí giao nhận đồng hồ bảo hành toàn quốc.
Khi sử dụng dịch vụ này, Quý khách vui lòng cung cấp tên người mua hàng hoặc số điện thoại để chúng tôi tra cứu thông tin trên hệ thống quản lý.
- Đúng, hệ thống cửa hàng thuộc ĐỒNG HỒ TỐT là đối tác cấp cao được hãng TISSOT ủy quyền tại Việt Nam từ năm 2005. Các cửa hàng thuộc ĐỒNG HỒ TỐT nằm trong danh sách các cửa hàng ủy quyền chính thức trên website của TISSOT, xem chứng nhận của hãng TẠI ĐÂY
- Website: www.donghotot.com.vn đã được hãng đồng hồ TISSOT chứng nhận là website đối tác bán các sản phẩm mang thương hiệu TISSOT, xem chứng nhận của hãng TẠI ĐÂY
Đồng hồ cơ tự động "Automatic" được sản xuất bởi các hãng đồng hồ danh tiếng như: LONGINES, TISSOT, MIDO đều có chất lượng rất cao và hoạt động luôn chính xác, đặc biệt như hãng LONGINES tất cả đồng hồ cơ tự động "Automatic" áp dụng bảo hành quốc tế lên đến 5 năm.
Tuy nhiên, những đồng hồ cơ tự động "Automatic" không có chứng nhận Chronometer (Bộ máy của đồng hồ được kiểm định và chứng nhận theo tiêu chuẩn CHRONOMETER "Đồng hồ chạy chính xác" bởi hiệp hội Contrôle official Suisse des Chronomètres viết tắt là COSC) cơ quan kiểm định chất lượng đồng hồ Thụy Sĩ, sẽ có mức sai số trung bình -1/+11 giây một ngày. Sự chính xác của đồng hồ cơ tự động "Automatic" còn phụ thuộc vào thói quen, cách sử dụng của người đeo và một số yếu tố khách quan khác.
Khi chiếc đồng hồ cơ tự động "Automatic" cửa bạn hoạt động không chính xác, hãy mang đồng hồ đến trung tâm dịch vụ của ĐỒNG HỒ TỐT để kiểm tra. Tại đây, với máy kiểm tra chuyên dụng và kỹ thuật chuyên nghiệp, kỹ thuật viên có thể điều chỉnh đồng hồ hoạt động chính xác trong mức sai số cho phép.
Truy cập vào website chính thức của hãng đồng hồ LONGINES và nhập mã sản phẩm đồng hồ LONGINES của bạn để xem hướng dẫn sử dụng TẠI ĐÂY
Truy cập vào website chính thức của hãng đồng hồ TISSOT và nhập mã sản phẩm hoặc tên bộ sưu tập đồng hồ TISSOT của bạn để xem hướng dẫn sử dụng TẠI ĐÂY
Truy cập vào website chính thức của hãng đồng hồ MIDO và nhập mã sản phẩm đồng hồ MIDO của bạn để xem hướng dẫn sử dụng TẠI ĐÂY
Đặc điểm nổi bật của đồng hồ cơ tự động “Automatic” đó là khả năng hoạt động lâu dài mà không cần thay pin, bởi vì đồng hồ sử dụng năng lượng từ ổ dây cót. Tuy nhiên, điều đó chỉ có thể xảy ra khi đồng hồ được người sử dụng đeo trên tay trong một thời gian tối thiểu nhất định (Ít nhất 8 tiếng/1 ngày), cánh tay đeo đồng hồ phải thường xuyên vận động, di chuyển để bộ phận nạp cót của đồng hồ hoạt động theo và tự động nạp cót (hay còn gọi là lên dây cót tự động). Nếu không, dù có là đồng hồ cơ chính hãng cao cấp thì vẫn bị ngừng hoạt động như thường. Vậy tại sao lại có hiện tượng này?
1. Vì sao đồng hồ cơ tự động “Automatic” không đeo thì không chạy?
- Theo nguyên lý hoạt động, bộ máy của đồng hồ cơ phải được nạp năng lượng mỗi ngày. Việc nạp năng lượng này đến từ việc lên dây cót bằng tay hoặc lên dây cót tự động do chuyển động từ cánh tay người đeo. Khi đồng hồ sử dụng hết năng lượng dự trữ từ ổ cót, đồng hồ sẽ ngừng hoạt động.
- Đồng hồ không được sử dụng trong một thời gian dài thì lớp dầu bôi trơn trong bộ máy bị ứ đọng ở một vị trí, không còn linh động, không được dịch chuyển từ vị trí này sang vị trí kia khiến đồng hồ bị ngừng hoạt động.
- Việc không sử dụng và cất giữ đồng hồ quá lâu trong điều kiện nhiệt độ cao hoặc môi trường ẩm thấp cũng có thể khiến đồng hồ ngưng hoạt động. Nếu độ ẩm không khí cao sẽ khiến các ron chống nước có thể bị co giãn, tạo khe hở, hơi nước xâm nhập vào bên trong gây gỉ sét các linh kiện làm cho bộ máy bị hư hỏng và đồng hồ sẽ ngưng chạy.
2. Đồng hồ cơ tự động “Automatic” không đeo bao lâu thì chết?
Hiện nay, một số hãng đồng hồ cao cấp của Thụy Sĩ như Longines, Tissot, Mido đã sản xuất những chiếc cơ tự động “Automatic” với bộ máy có khả năng dự trữ năng lượng dài hơn, giúp đồng hồ hoạt động liên tục từ 38 - 80 giờ khi người sử dụng không đeo (trong điều kiện ổ cót được nạp đầy).
Theo đó, bạn có thể không đeo đồng hồ trong khoảng thời gian từ 38 – 80 giờ, thậm chí hơn 80 giờ mà đồng hồ vẫn không bị chết. Đó là bởi bộ máy chất lượng cao, được tích hợp những công nghệ tinh xảo giúp thời gian dự trữ cót được lâu hơn.
3. Nên làm gì khi thấy đồng hồ cơ tự động “Automatic” bị chết sau nhiều ngày không đeo?
- Nếu bạn không đeo đồng hồ cơ tự động “Automatic” trong một khoảng thời gian dài, đồng hồ sẽ ngưng chạy khi ổ cót được sử dụng hết. Bạn chỉ cần chỉnh lại giờ/lịch, sau đó lên dây cót hỗ trợ cho đồng hồ bằng cách vạn núm (Chỉ nên vặn từ 10 - 15 vòng là đủ, lên cót căng quá có thể làm hỏng trục xoay).
- Nếu bạn đã lên cót hỗ trợ cho đồng hồ mà đồng hồ vẫn không chạy hoặc chạy sai giờ, nhanh hơn hoặc chậm hơn múi giờ chuẩn. Có thể đồng hồ của bạn đã bị sự cố và bạn không nên tự sửa chữa hoặc điều chỉnh đồng hồ. Hãy mang đồng hồ đến Trung tâm dịch vụ của ĐỒNG HỒ TỐT, ở đây bằng kỹ năng và máy móc chuyên dụng kỹ thuật viên sẽ kiểm tra chi tiết bộ máy và tiến hành sửa chữa nếu cần.
+ Đồng hồ có bộ máy sử dụng Pin "Quartz", hàng ngày sau khi không đeo, tránh để gần các vật dụng có từ trường mạnh như: Tivi, Tủ lạnh, Thùng loa, Máy vi tính, điện thoại di động hoặc các loại máy thu phát sóng khác. Bởi ở những môi trường có nhiều từ tính như vậy sẽ khiến cho Pin của đồng hồ sẽ mau hết, tụ điện (IC) của đồng hồ dễ nhiễm từ tính dẫn đến bộ máy đồng hồ hoạt động không chính xác.
+ Cần chú ý rằng đồng hồ phải được thay Pin ngay khi hết Pin. Mặc dù, hiện nay đa số Pin chính hãng được chế tạo với chất lượng tốt tuy nhiên Pin hết hạn có thể bị rỉ và gây hư hại tới các bộ phận khác của đồng hồ. Nên thay đúng chủng loại Pin phù hợp với bộ máy của đồng hồ và Pin chính hãng tại các trung tâm bảo hành hoặc cửa hàng chính hãng.
+ Khi thấy chiếc đồng hồ máy Pin, đồng hồ Quartz của bạn hoạt động không chính xác, có thể đồng hồ đã gặp phải một trong các lỗi nêu trên. Bạn không nên cố sửa chữa nếu không nắm rõ nguyên nhân đồng hồ bị lỗi, hoặc không có chuyên môn về sửa chữa đồng hồ.
+ Hãy mang đồng hồ của bạn tới Trung tâm dịch vụ của ĐỒNG HỒ TỐT, tại đây với chuyên môn cao cùng thiết bị hiện đại, kỹ thuật viên sẽ kiểm tra chi tiết đồng hồ và đưa ra phương án sửa chữa nếu cần.
+ Tất cả đồng hồ mua tại hệ thống cửa hàng ĐỒNG HỒ TỐT được thay Pin miễn phí trọn đời và không hạn chế số lần (không áp dụng với đồng hồ sử dụng Pin năng lượng, Pin Eco-Drive).
Đơn vị đo chỉ số chịu áp suất nước hay còn gọi là chống vào nước của đồng hồ thường được in trên mặt số hoặc khắc vào mặt sau của đồng hồ. Tùy theo từng vùng, lãnh thổ, hãng sản xuất có ký hiệu khác nhau. Các ký hiệu chúng ta thường gặp nhất là (Bar, ATM, Metres, Feet chỉ áp suất nước mà đồng hồ có thể chịu đựng được) hoặc M "mét" chỉ độ sâu dưới nước. Mỗi Bar hay ATM tương đương 10m ở độ sâu dưới mặt nước.
- 3 bar (30 metres/100 feet) hoặc ghi là Water Resistance - Chỉ chịu nước ở mức rửa tay, đi mưa nhỏ.
- 5 bar (50 metres/167 feet) - Được sử dụng trong bơi lội, lặn sông nước. Không sử dụng được trong lặn biển, chơi các môn thể thao vận động mạnh dưới nước...
- 10 bar (100 metres/330 feet) - Được sử dụng trong bơi lội, lặn vùng sông nước, lặn biển. Không được sử dụng khi chơi các môn thể thao vận động mạnh dưới nước...
- 20 bar (200 metres/660feet) - Sử dụng được trong bơi lội, lặn vùng sông nước, lặn biển, được sử dụng khi chơi các môn thể thao vận động mạnh dưới nước....nhưng không được sử dụng lặn biển chuyên nghiệp như người nhái.
- 30 bar (300 metres/1000 feet) trở lên - Chỉ có trong các loại đồng hồ chuyên dụng cho lặn biển sâu và các công việc liên quan tới mức độ chịu áp suất cao.
Các mức ký hiệu độ chịu áp suất nước trên, chỉ những nhãn hiệu đồng hồ chính hãng mới thật sự trung thực ghi đúng mực độ chịu áp suất nước của đồng hồ. Còn với đồng hồ nhái, giả, fake thì không đáng tin cậy.
LƯU Ý KHI SỬ DỤNG:
+ Cần lưu ý ràng: Kể cả đồng hồ chịu được áp suất nước cao, thì việc đóng chặt các núm điều chỉnh trước khi sử dụng trong môi trường nước là rất cần thiết. Nếu không nước và hơi ẩm dễ dàng thẩm thấu vào bên trong đồng hồ.
Để được chứng nhận “Chronometer” bộ máy của chiếc đồng hồ phải vượt qua được hàng loạt cuộc thử nghiệm được tiến hành trong vòng 15 ngày đêm. Độ chính xác của máy được kiểm tra theo năm điểm khác nhau và theo nhiệt độ thay đổi mô phỏng điều kiện thực tế đồng hồ được sử dụng. COSC (Contrôle Officiel Suisse des Chronomètres) là tổ chức độc lập, chịu trách nhiệm quản lý chất lượng và tiến hành các phép thử cho Chronometer. Với mỗi chiếc đồng hồ gắn nhãn hiệu chronometer được đưa đến COSC được test riêng bộ máy và tổng thể của chiếc đồng hồ , nếu vượt qua các cuộc thử nghiệm, COSC sẽ cấp giấy chứng nhận. Có ba trung tâm của COSC ở Thụy Sĩ tại Geneva, Bienne và thành phố Le Locle. Đồng hồ có thể được kiểm tra tại một trong ba nơi này. COSC thường tiến hành 7 phép thử phức tạp khác nhau, nếu không vượt qua một trong 7 phép thử sẽ bị loại ngay lập tức bao gồm:
1. Tốc độ trung bình một ngày: sau 10 ngày thử nghiệm, tốc độ của máy đồng hồ chỉ được phép sai lệch trong khoảng tử -4 đến +6 giây mỗi ngày.
2. Tốc độ thay đổi trung bình: COSC theo dõi tốc độ của đồng hồ tại 5 điểm khác nhau (2 theo chiều nằm ngang và 3 theo chiều thẳng đứng) mỗi ngày. Trong thời gian 10 ngày thì tổng cộng sẽ có 50 điểm và sự sai lệch không vượt quá 2 giây.
3. Tốc độ thay đổi lớn nhất ở 5 vị trí khác nhau không lớn hơn 5 giây một ngày.
4. COSC trừ giá trị trung bình theo chiều thẳng đứcho giá trị trung bình theo chiều nằm ngang độ sai lệch phải nằm trong khoảng -6 đến +8 giây.
5. Sự khác nhau giữa tốc độ lớn nhất trong ngày và tốc độ trung bình trong ngày không vượt quá giá trị 10 giây một ngày.
6. COSC thử nghiệm tốc độ của đồng hồ tại 8 độ C và 38 độ C và sự sai khác về thời gian không được lớn hơn 0.6 giây mỗi ngày.
7. Sai số lũy tiến: sai số này được xác định bằng sai số giữa tốc độ trung bình trong ngày ở hai ngày thử nghiệm đầu tiên và cuối cùng, sai lệch không được vượt quá 5 giây.
Sau 15 ngày kiểm nghiệm, từng bộ máy phải đạt sai số không vượt quá -4 giây đến +6 giây một ngày mới được COSC đóng số thứ tự vào bộ máy và cấp chứng nhận chronometer chính thức. Độ chính xác này cao hơn nhiều so với bộ máy cơ tiêu chuẩn có sai số trung bình từ -10 giây đến +30 giây.
Đồng hồ có chứng nhận Chronometer khắc trên mặt số và giấy chứng nhận
1. Từ trường: tránh đặt đồng hồ của bạn trên những thiết bị điện tử, những vật có thể phát ra những vùng từ trường mạnh.
2. Nước biển: luôn rửa sạch đồng hồ với nước ấm ngay sau khi đồng hồ tiếp xúc với nước biển.
3. Hóa chất: tránh tiếp xúc trực tiếp với chất tẩy rửa, nước hoa, mỹ phẩm… các hóa chất có thể phá hủy dây, vỏ và các vòng đệm chống nước của đồng hồ
4. Nhiệt độ: tránh tiếp xúc nhiệt độ cao trên 60oC hoặc dưới 0oC, và cũng tránh việc thay đổi nhiệt độ đột ngột.
5. Vệ sinh: (dây và vỏ kim loại): sử dụng bàn chải mềm với nước xà phòng pha loãng và lau khô bằng vải mềm.
6. Độ kín nước: độ kín nước của một chiếc đồng hồ không phải là vĩnh viễn. Nó có thể bị ảnh hưởng bởi sự lão hóa của các vòng đệm chống nước hoặc khi bị va đập. Chúng tôi khuyên bạn nên kiểm tra độ kín nước của đồng hồ mỗi năm một lần tại các trung tâm sửa chữa uy tín.
7. Nút khóa vặn: luôn vặn và khóa nút cẩn thận khi sử dụng nhằm tránh nước có thể vào bên trong đồng hồ, đối với Nút thường: luôn nhấn nút vào vị trí trong cùng khi sử dụng nhằm tránh nước có thể vào bên trong đồng hồ
8. Đồng hồ cơ tự động (Automatic): Năng lượng đồng hồ được tích trữ từ chuyển động cổ tay của người đeo. Đồng hồ nên được đeo từ 10 - 12 giờ/ngày (với hoạt động bình thường) để đảm bảo phần năng lượng tích trữ sẽ đủ cho đồng hồ hoạt động liên tục qua đêm. Nên lên dây bằng tay (nút vặn) từ 10 - 15 vòng nếu trước đó người đeo ít hoạt động hoặc không đeo, nhằm mục đích nạp lại đủ phần năng lượng để đồng hồ hoạt động chính xác.
9. Dây da: Tránh để dây da tiếp xúc với nước, hóa chất, mỹ phẩm, nước hoa… những thành phần này sẽ làm dây da bị đổi màu, biến dạng hoặc phá hủy dây da. Tránh để dây da phơi lâu dưới ánh nắng mặt trời, điều này sẽ gây ra sự phai màu của dây da
10. Va chạm: tránh các va chạm mạnh vì có thể gây ảnh hưởng đến vỏ và các bộ phận bên trong máy của đồng hồ
11. Chronograph: không sử dụng nút bấm Chronograph khi đang ở dưới nước (ngoại trừ các dòng đồng hồ chuyên dụng cho việc đi lặn)