Đặc điểm nổi bật của đồng hồ cơ tự động “Automatic” đó là khả năng hoạt động lâu dài mà không cần thay pin, bởi vì đồng hồ sử dụng năng lượng từ ổ dây cót. Tuy nhiên, điều đó chỉ có thể xảy ra khi đồng hồ được người sử dụng đeo trên tay trong một thời gian tối thiểu nhất định (Ít nhất 8 tiếng/1 ngày), cánh tay đeo đồng hồ phải thường xuyên vận động, di chuyển để bộ phận nạp cót của đồng hồ hoạt động theo và tự động nạp cót (hay còn gọi là lên dây cót tự động). Nếu không, dù có là đồng hồ cơ chính hãng cao cấp thì vẫn bị ngừng hoạt động như thường. Vậy tại sao lại có hiện tượng này?
Bộ máy Automatic của đồng hồ Longines
1. Vì sao đồng hồ cơ tự động “Automatic” không đeo thì không chạy?
- Theo nguyên lý hoạt động, bộ máy của đồng hồ cơ phải được nạp năng lượng mỗi ngày. Việc nạp năng lượng này đến từ việc lên dây cót bằng tay hoặc lên dây cót tự động do chuyển động từ cánh tay người đeo. Khi đồng hồ sử dụng hết năng lượng dự trữ từ ổ cót, đồng hồ sẽ ngừng hoạt động.
- Đồng hồ không được sử dụng trong một thời gian dài thì lớp dầu bôi trơn trong bộ máy bị ứ đọng ở một vị trí, không còn linh động, không được dịch chuyển từ vị trí này sang vị trí kia khiến đồng hồ bị ngừng hoạt động.
- Việc không sử dụng và cất giữ đồng hồ quá lâu trong điều kiện nhiệt độ cao hoặc môi trường ẩm thấp cũng có thể khiến đồng hồ ngưng hoạt động. Nếu độ ẩm không khí cao sẽ khiến các ron chống nước có thể bị co giãn, tạo khe hở, hơi nước xâm nhập vào bên trong gây gỉ sét các linh kiện làm cho bộ máy bị hư hỏng và đồng hồ sẽ ngưng chạy.
2. Đồng hồ cơ tự động “Automatic” không đeo bao lâu thì chết?
Hiện nay, một số hãng đồng hồ cao cấp của Thụy Sĩ như Longines, Tissot, Mido đã sản xuất những chiếc cơ tự động “Automatic” với bộ máy có khả năng dự trữ năng lượng dài hơn, giúp đồng hồ hoạt động liên tục từ 38 - 80 giờ khi người sử dụng không đeo (trong điều kiện ổ cót được nạp đầy).
Theo đó, bạn có thể không đeo đồng hồ trong khoảng thời gian từ 38 – 80 giờ, thậm chí hơn 80 giờ mà đồng hồ vẫn không bị chết. Đó là bởi bộ máy chất lượng cao, được tích hợp những công nghệ tinh xảo giúp thời gian dự trữ cót được lâu hơn.
3. Đồng hồ bị nhiễm từ tính
Những chiếc đồng hồ với các bộ phận cơ học có những thành phần rất tinh vi đặt gần nhau và hoạt động trong môi trường không có từ trường. Nếu chỉ một phần của cơ cấu bị nhiễm từ, những phần khác sẽ bị ảnh hưởng theo. Nguyên nhân khá phổ biến là do người sử dụng khi cởi đồng hồ ra vào ban đêm thường để đồng hồ ngay cạch các thiết bị điện tử có sóng từ tường mạnh (nhất là đồ chơi trẻ em), loa hi-fi, máy photocopy, tủ lạnh, radio và tia x-quang. Theo thời gian từ trường phát ra từ các thiết bị điện tử sẽ nhiễm vào các chi tiết của đồng hồ, bộ máy của đồng hồ sẽ làm việc không còn chính xác tùy theo độ nhiễm từ, nặng hay nhẹ.
Việc sửa chữa hay còn gọi là khử từ khá đơn giản, tại trung tâm dịch vụ của ĐỒNG HỒ TỐT kỹ thuật viên sẽ đặt đồng hồ trong một bộ khử từ cho đến khi từ tính trong đồng hồ được khử đi hết. Một chiếc đồng hồ, một bộ phận, hay một công cụ phải được khử từ tính ba chiều để khử hết từ một cách hiệu quả. Khi thấy đồng hồ cơ "Automatic" của bạn hoạt động không chính xác, bạn nên đến trung tâm dịch vụ của chúng tôi để kiểm tra xem đồng hồ có bị nhiễm từ không? hay do hư hỏng các bộ phận khác.
4. Nên làm gì khi thấy đồng hồ cơ tự động “Automatic” bị chết sau nhiều ngày không đeo?
- Nếu bạn không đeo đồng hồ cơ tự động “Automatic” trong một khoảng thời gian dài, đồng hồ sẽ ngưng chạy khi ổ cót được sử dụng hết. Bạn chỉ cần chỉnh lại giờ/lịch, sau đó lên dây cót hỗ trợ cho đồng hồ bằng cách vạn núm (Chỉ nên vặn từ 10 - 15 vòng là đủ, lên cót căng quá có thể làm hỏng trục xoay).
- Nếu bạn đã lên cót hỗ trợ cho đồng hồ mà đồng hồ vẫn không chạy hoặc chạy sai giờ, nhanh hơn hoặc chậm hơn múi giờ chuẩn. Có thể đồng hồ của bạn đã bị sự cố và bạn không nên tự sửa chữa hoặc điều chỉnh đồng hồ. Hãy mang đồng hồ đến Trung tâm dịch vụ của ĐỒNG HỒ TỐT, ở đây bằng kỹ năng và máy móc chuyên dụng kỹ thuật viên sẽ kiểm tra chi tiết bộ máy và tiến hành sửa chữa nếu cần.